Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình OCOP năm 2022

Vừa qua, Sở Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Công văn số 488/SNN-PTNT ngày 18/3/2022 về việc tiếp tục triển khai thực hiện chương trình OCOP năm 2022

Theo đó, để tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình OCOP năm 2022, Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố quan tâm thực hiện một số nội dung: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức thường xuyên và liên tục thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; gắn kết và lồng ghép với hoạt động tuyên truyền trong xây dựng nông thôn mới để cán bộ, người dân, nhất là chủ thể sản xuất hiểu rõ lợi ích, tầm quan trọng, ý nghĩa và giá trị kinh tế khi tham gia thực hiện Chương trình OCOP; Căn cứ tình hình thực tế, các địa phương ban hành Kế hoạch triển khai chương trình OCOP năm 2022 để triển khai thực hiện; hỗ trợ các chủ thể kinh tế đầu tư mở rộng phát triển sản xuất, thiết kế bao bì nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc, xây dựng website cơ sở, công tác hoàn thiện hồ sơ đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện, hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm. Phấn đấu các địa phương hoàn thành công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP ở cấp huyện theo quy định tại Quyết định 1048/QĐ-TTg ngày 12/8/2018 của Thủ tướng chính phủ trước ngày 30/9/2022; Rà soát, đánh giá thực trạng các sản phẩm OCOP đã được công nhận năm 2019 để có biện pháp đề xuất thu hồi giấy chứng nhận đối với các sản phẩm không đạt yêu cầu, hướng dẫn các chủ thể kinh tế có nhu cầu tham gia đánh giá lại hoàn thiện hồ sơ nâng cao chất lượng sản phẩm để tham gia đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, hoàn thành trước ngày 15/10/2022; Tiếp tục quan tâm chỉ đạo phát triển sản phẩm OCOP gắn với lợi thế, thế mạnh của địa phương, chú trọng xây dựng vùng nguyên liệu theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, nông nghiệp sinh thái, hữu cơ nhằm gia tăng số lượng, doanh thu sản phẩm; đổi mới và cải thiện công nghệ, quy trình kỹ thuật; quản lý và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc; hoàn thiện bao bì, nhãn mác theo quy định và phù hợp với yêu cầu của thị trường. Nghiên cứu xây dựng và triển khai các mô hình dịch vụ du lịch trải nghiệm nông nghiệp, nông thôn gắn với vùng nguyên liệu, sản phẩm OCOP, xây dựng và triển khai mô hình điểm về sản phẩm du lịch và điểm du lịch cộng đồng theo tiêu chí sản phẩm OCOP.

4. Huy động, bố trí nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương để triển khai thực hiện có hiệu quả; Phân công trách nhiệm cán bộ theo dõi, phụ trách chương trình OCOP ở cấp huyện; Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ tham gia quản lý và các chủ thể OCOP trên địa bàn; Tích cực triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm OCOP, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm OCOP; đẩy mạnh hoạt động kết nội tiêu thụ sản phẩm thông qua các sàn giao dịch thương mại điện tử, bán hàng qua mạng, zalo, facebook… nhằm tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ; Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc việc triển khai thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn; quản lý chặt chẽ sản phẩm OCOP đã được UBND tỉnh công nhận, đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm, sử dụng logo, biểu trưng OCOP theo quy định; định kỳ tổng hợp báo cáo kết quả triển khai thực hiện Chương trình OCOP 6 tháng (trước ngày 30/5) và hàng năm (trước ngày 30/11) về Sở Nông nghiệp và PTNT

Tỉnh Quảng Bình tham gia gian hàng trưng bày nông sản trong hội nghị Triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ

Tỉnh Quảng Bình tham gia trưng bày các sản phẩm OCOP tại Hội chợ - Triển lãm giống, nông nghiệp công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh

Tỉnh Quảng Bình tham gia Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022

Công nhận 39 sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2021