Chu trình OCOP

HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI CHU TRÌNH OCOP

I. TUYÊN TRUYỀN VỀ OCOP

          Chủ thể của Chương trình OCOP là từ người dân, do đó người dân cần được biết, được bàn, triển khai, kiểm tra và thụ hưởng các thành quả của OCOP. Để thực hiện điều này, việc tuyên truyền đóng vai trò quyết định.

          - Thời gian: Liên tục trong năm, trọng tâm vào tháng 2.

          - Nội dung tuyên truyền:

                     + Sự cần thiết

                     + 3 nguyên tắc của Chương trình OCOP

                     + Chu trình OCOP và các hỗ trợ của Nhà nước

                     + Mẫu phiếu ý tưởng sản phẩm (mẫu số 1 và mẫu số 2)

          - Tổ chức thực hiện: Bộ phận, cá nhân chịu trách nhiệm truyền thông trong chương trình OCOP các cấp, các cơ quan truyền thông.

           - Kết quả cần có:

                     + Người dân tại các thôn bản biết, hiểu về Chương trình OCOP

                     + Người dân có mẫu đăng ký sản phẩm trong tay và biết nộp ở đâu, khi nào hết hạn.

           - Kênh tuyên truyền:

                     + Tổ chức hội nghị, hội thảo (lồng ghép)

                     + Đưa tin trên đài truyền hình

                     + Truyền thanh xã

                     + Họp xã, thôn (lồng ghép)

I. NHẬN Ý TƯỞNG SẢN PHẨM

          Sau khi được tuyên truyền và hiểu rõ về Chương trình OCOP, người dân khởi đầu chu trình bằng việc xây dựng và gửi ý tưởng sản phẩm cho cơ quan thực hiện OCOP qua biểu mẫu sẵn có. Từng ý tưởng sản phẩm sẽ được xem xét và lựa chọn các ý tưởng tốt nhất. Các chủ thể kinh tế sẽ được tập huấn về xây dựng Phương án kinh doanh (hoặc lập Dự án) dựa trên ý tưởng sản phẩm của mình.

          Những ý tưởng không được chọn cần được giải thích rõ ràng bởi các cán bộ OCOP và có thể hoàn thiện và gửi lại trong vòng 2 tuần hoặc cùng thời điểm năm sau.

          - Thời gian: Liên tục trong năm, trọng tâm vào tháng 3

          - Nơi nhận: UBND xã

          - Tổ chức thực hiện: Cán bộ OCOP cấp huyện, xã.

                     + Cán bộ OCOP xã: Nhận, kiểm tra thể thức, giải thích cho người dân khi không phù hợp. Chuyển lên cán bộ OCOP huyện.

                     + Cán bộ OCOP huyện: Nhận của các xã. Sàng lọc lần 1 về nội dung. Loại các phiếu không đầy đủ, tư vấn người nộp qua điện thoại, email hoặc trực tiếp, báo thời gian nhận lại, chuyển lên tỉnh.

                     + Cơ quan tham mưu thực hiện Đề án OCOP cấp tỉnh: Nhận của các huyện, sắp xếp theo ngành hàng; Mời họp Hội đồng đánh giá ý tưởng, Thông báo kết quả đến Ban chỉ đạo OCOP huyện. Ban chỉ đạo OCOP huyện (cán bộ OCOP huyện) trả lời kết quả cho người dân.

* TẬP HUẤN 1:

PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN KINH DOANH

          Để tiếp tục quá trình phát triển sản phẩm, các chủ thể kinh tế có ý tưởng sản phẩm được duyệt sẽ được tập huấn về phương pháp xây dựng “Phương án kinh doanh”.

          - Thời gian: Dự kiến tháng 5 - tháng 6 hàng năm. Thời gian: trong 2 ngày

          - Thành phần: Người đứng đầu nhóm đăng ký ý tưởng sản phẩm được duyệt.

          - Nội dung: Phương pháp xây dựng Phương án kinh doanh

                     + Khái niệm về kinh doanh

                     + Các loại hình doanh nghiệp

                     + Marketing cơ bản

                     + Sản phẩm

                     + Xây dựng kế hoạch tài chính

                     + Nội dung kế hoạch kinh doanh

            - Tổ chức thực hiện: Cơ quan tham mưu thực hiện Đề án OCOP cấp tỉnh (có thể mời chuyên gia tư vấn)

            - Kết quả cần có: Người dân có thể xây dựng kế hoạch kinh doanh dựa trên ý tưởng sản phẩm đã được duyệt.

2’. XEM XÉT SẢN PHẨM

          Các sản phẩm đã có, được sản xuất bởi các tổ chức kinh tế khác nhau vẫn được xem xét và lựa chọn nếu chúng đáp ứng các tiêu chí của sản phẩm OCOP. Việc xem xét các sản phẩm này dựa trên các thông tin từ mẫu số 2 và thông tin điều tra tại thực địa của cơ quan tư vấn.

          Các chủ thể kinh tế có sản phẩm không được chọn cần được giải thích rõ ràng bởi các cán bộ thực hiện OCOP.

          - Thời gian: Tháng 3-5 hàng năm

          - Tổ chức thực hiện: BCĐ OCOP huyện; Cơ quan tham mưu thực hiện Đề án OCOP cấp tỉnh.

          - Nội dung: Sản phẩm được xem xét dựa trên:

                     + Mẫu đăng ký sản phẩm số 2

                     + Đánh giá theo mẫu số

                     + Thông tin điều tra do tư vấn cung cấp

2”. ĐÁNH GIÁ TÍNH PHÙ HỢP CỦA TỔ CHỨC KINH TẾ THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH OCOP

           Sau khi xem xét tính phù hợp của sản phẩm, các tổ chức kinh tế đang hoạt động tiếp tục được xem xét sự phù hợp với Chương trình OCOP nhằm loại bỏ các tổ chức kinh tế không phù hợp với mục tiêu của Chương trình OCOP là bảo đảm lợi ích lớn nhất cho cộng đồng.

          Các tổ chức kinh tế không được chọn cần được giải thích rõ ràng bởi các cán bộ thực hiện OCOP. Nếu chấp nhận tái cơ cấu tổ chức theo các tiêu chí của Chương trình OCOP, tổ chức kinh tế này vẫn có thể được chấp nhận tham gia.

          - Thời gian: Dự kiến tháng 3-5 hàng năm.

          - Tổ chức thực hiện: Ban chỉ đạo OCOP huyện; Cơ quan tham mưu thực hiện Đề án OCOP cấp tỉnh.

          - Nội dung: Mỗi tổ chức kinh tế được xem xét dựa trên:

                     + Mẫu đăng ký sản phẩm số 2

                     + Thông tin điều tra do tư vấn cung cấp

III. NHẬN PHƯƠNG ÁN, DỰ ÁN SXKD

          Sau khi được tập huấn, các chủ thể kinh tế có ý tưởng sản phẩm được chọn sẽ tiếp tục xây dựng Phương án, dự án sản xuất kinh doanh (Phương án kinh doanh) và gửi lên cơ quan thực hiện OCOP. Từng phương án kinh doanh sẽ được xem xét và lựa chọn các phương án tốt nhất. Nếu được chọn, các chủ thể kinh tế sẽ được tập huấn về Phương pháp triển khai kế hoạch kinh doanh.

          Các chủ thể kinh tế có phương án sản xuất kinh doanh không được chọn cần được giải thích rõ ràng bởi các cán bộ thực hiện OCOP và có thể hoàn thiện và gửi lại trong vòng 2 tuần hoặc cùng thời điểm năm sau.

          - Thời gian: Liên tục trong năm, trọng tâm vào tháng 4

          - Nơi nhận: UBND xã (cán bộ OCOP xã)

          - Tổ chức thực hiện:

                      + Cán bộ OCOP xã: Nhận, kiểm tra thể thức, giải thích cho người dân khi không phù hợp. Chuyển lên ban chỉ đạo OCOP huyện

                    + Ban chỉ đạo OCOP huyện: Nhận của các xã. Sàng lọc lần 1 về nội dung. Loại các bản kế hoạch không đầy đủ, tư vấn người nộp qua điện thoại, email hoặc trực tiếp, báo thời gian nhận lại, chuyển lên tỉnh.

                     + Cơ quan tham mưu thực hiện Đề án OCOP cấp tỉnh: Nhận của các huyện, sắp xếp theo ngành hàng. Mời họp Hội đồng đánh giá kế hoạch kinh doanh. Thông báo kết quả đến ban chỉ đạo OCOP huyện. Ban chỉ đạo OCOP huyện trả lời kết quả cho người dân.

 

* TẬP HUẤN 2:

PHƯƠNG PHÁP TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH

          Để tiếp tục quá trình phát triển sản phẩm, các chủ thể kinh tế có phương án kinh doanh được duyệt sẽ được tập huấn về phương pháp triển khai kế hoạch kinh doanh.

           - Thời gian: Dự kiến tháng 6 – tháng 7 hàng năm. Thời gian: trong 2 ngày

           - Thành phần: Người đứng đầu nhóm đăng ký ý tưởng sản phẩm được duyệt.

           - Nội dung: Phương pháp triển khai kế hoạch kinh doanh

          Chu trình hình thành doanh nghiệp

          Quản trị sản xuất, tiếp thị

          Nghiên cứu phát triển sản phẩm

          Tài chính doanh nghiệp nâng cao

            - Tổ chức thực hiện: Cơ quan tham mưu thực hiện Đề án OCOP cấp tỉnh; đơn vị tư vấn

            - Kết quả cần có: Người dân có thể triển khai kế hoạch kinh doanh

IV. TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH SXKD

          Sau khi được tập huấn, các chủ thể kinh tế sẽ triển khai các hoạt động theo phương án của mình xây dựng với sự hỗ trợ của cơ quan thực hiện Chương trình OCOP. Kết quả cuối cùng của quá trình này là các sản phẩm đã chọn có thể tham gia đánh giá và dự thi.

          Thời gian: Liên tục kể từ khi KHKD được phê duyệt.

Hình 3: Các hoạt động và hỗ trợ trong quá trình triển khai

phương án, dự án sản xuất kinh doanh

Ghi chú:

(1) Hoạt động: Các hoạt động do tổ chức kinh tế thực hiện

(2) Hỗ trợ: Tùy mức độ đơn giản hay phức tạp và điều kiện sẵn có, một sản phẩm có thể nhận một đến tất cả những hỗ trợ từ Chương trình OCOP, do các tổ chức, cá nhân sau thực hiện: (a) Cơ quan tham mưu thực hiện Đề án OCOP cấp tỉnh, huyện; (b) Tổ chức tư vấn;(c) Chuyên gia tư vấn độc lập do Chương trình OCOP mời; (d) Doanh nghiệp liên kết với nhóm/tổ chức kinh tế (nếu có).

* CÁC HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ CỦA OCOP

          Trong quá trình triển khai theo Phương án kinh doanh, tùy mức độ đơn giản hay phức tạp và điều kiện sẵn có, một sản phẩm có thể nhận một đến tất cả những hỗ trợ từ Chương trình OCOP, bao gồm:

(1) Tập huấn và tư vấn tại chỗ:

          - Thời gian: Qua các chuyến thăm định kỳ của Ban chỉ đạo OCOP huyện và tư vấn của Đề án. Khi người dân có nhu cầu báo lên Ban chỉ đạo OCOP tỉnh khi không giải quyết được.

          - Tổ chức thực hiện: Cơ quan tham mưu thực hiện Đề án OCOP cấp tỉnh; đơn vị tư vấn, gồm:

                     + Tư vấn quản trị doanh nghiệp

                     + Chuyên gia kỹ thuật ngành hàng phù hợp

          - Kết quả cần có: Người dân vượt qua các khó khăn nhờ các tư vấn, chỉ dẫn và kết nối sử dụng nguồn lực phù hợp (kiến thức, kỹ năng, vốn, doanh nghiệp, thị trường,…)

(2) Huy động vốn, vay vốn:

           - Thời gian: Khi có nhu cầu theo tiến độ triển khai

           - Tổ chức thực hiện: Các ngân hàng địa phương (Ngân hàng Nông nghiệp, NH chính sách,…)

           - Kết quả cần có: Người dân được chỉ dẫn, kết nối để tiếp cận các nguồn vốn phù hợp, cách tiếp cận, các yêu cầu, mẫu biểu,…

(3) Dự án: Xây dựng và triển khai các dự án phát triển sản phẩm

          - Trong các trường hợp cần thiết, hỗ trợ cộng đồng xây dựng dự án phát triển sản phẩm tổng hợp để đệ trình các cơ quan thích hợp

           - Thời gian: Khi có nhu cầu theo tiến độ triển khai

           - Tổ chức thực hiện: Cơ quan tham mưu thực hiện Đề án OCOP cấp tỉnh.

           - Kết quả cần có: Người dân được chỉ dẫn, kết nối để xây dựng các dự án và, khi cần, tiếp cận các nguồn vốn phù hợp,…

(4) Tập huấn Phát triển sản phẩm

Trong các trường hợp cần thiết, huấn luyện cộng đồng về nghiên cứu phát triển sản phẩm

           - Thời gian: Khi có nhu cầu theo tiến độ triển khai

           - Tổ chức thực hiện: Cơ quan tham mưu thực hiện Đề án OCOP cấp tỉnh

           - Kết quả cần có: Người dân có thể triển khai các dự án nghiên cứu phát triển theo tình huống để tạo ra sản phẩm mới

(5) Đề tài khoa học công nghệ

          - Trong các trường hợp cần thiết, hỗ trợ cộng đồng xây dựng các đề tài KHCN và các dự án sản xuất thử nghiệm để đệ trình sở KH-CN

           - Thời gian: Khi có nhu cầu theo tiến độ triển khai

           - Kết quả cần có: Người dân được chỉ dẫn, kết nối để xây dựng và phê duyệt các đề tài KH-CN và dự án sản xuất thử nghiệm.

(6) Hợp đồng với các nhà khoa học

           - Khi thích hợp, kết nối người dân với các nhóm hoặc cá nhân các nhà khoa học, doanh nghiệp KHCN để đàm phán, xây dựng hợp đồng tư vấn công nghệ

            - Nhóm phát triển sản phẩm trực tiếp ký kết và triển khai các hợp đồng này.

V. ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM

            Sau khi triển khai theo phương án kinh doanh và được cơ quan thực hiện OCOP hỗ trợ, các sản phẩm sẽ được đánh giá, dưới dạng thi sản phẩm, theo tiến trình 2 cấp: Cấp huyện và cấp tỉnh, trong đó các sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên ở cấp huyện sẽ tiếp tục được đánh giá ở cấp tỉnh.

          Các sản phẩm không được đánh giá cao (dưới 2 sao) cần được giải thích rõ ràng bởi các cán bộ thực hiện OCOP và có thể hoàn thiện và dự thi cùng thời điểm năm sau.

(1) Đánh giá cấp huyện:

            - Thời gian: Tháng 4 (hoặc tháng 10) hàng năm

            - Tổ chức thực hiện: Ban chỉ đạo OCOP huyện

            - Hoạt động:

                     + Nộp hồ sơ sản phẩm (theo mẫu), mẫu sản phẩm lên huyện. Cán bộ OCOP nhận và kiểm tra hồ sơ

                     + Thành lập hội đồng đánh giá sản phẩm, tổ chức đánh giá sản phẩm theo tiêu chí cho từng ngành hàng

                     + Thông báo kết quả đánh giá và giải thích, tư vấn người dân về kết quả, thông báo các hoạt động tiếp theo

                     + Chọn các sản phẩm tốt nhất (từ 3 sao trở lên), gửi lên tỉnh

(2) Đánh giá cấp tỉnh:

            - Thời gian: Tháng 5 (hoặc tháng 11) hàng năm

            - Tổ chức thực hiện: Cơ quan tham mưu thực hiện Đề án OCOP cấp tỉnh

            - Hoạt động:

                     + Nhận và kiểm tra hồ sơ

                     + Thành lập Hội đồng đánh giá sản phẩm, tổ chức đánh giá sản phẩm theo tiêu chí cho từng ngành hàng

                     + Thông báo kết quả đánh giá và giải thích, tư vấn người dân về kết quả, thông báo các hoạt động tiếp theo

 

HỒ SƠ SẢN PHẨM

- Sản phẩm:

      + Với sản phẩm tiêu dùng: Phải thể hiện đầy đủ các phần:  Phần cốt lõi, phần vật lý (đặc điểm, tính chất, bao bì, kiểu dáng, nhãn hiệu)

      + Có tiêu chuẩn chất lượng tương ứng yêu cầu ngành hàng

      + Nhãn hiệu hàng hóa: Tối thiểu cần có giấy tiếp nhận hồ sơ đủ hợp lệ của Cục SHTT

- Cơ sở sản xuất: Đạt tiêu chuẩn tương ứng ngành hàng

VI. XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM OCOP

           Các sản phẩm dự thi đạt 3 sao trở lên sẽ được hỗ trợ xúc tiến thương mại nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, từ đó đạt mục đích tối cao của Chương trình OCOP là thúc đẩy phát triển kinh tế cộng đồng.

            - Thời gian: Liên tục trong năm.

          - Tổ chức thực hiện: Sở Công thương, BCĐ OCOP cấp huyện, cơ quan tham mưu thực hiện Đề án OCOP cấp tỉnh.

            - Hoạt động:

                     + Hệ thống Trung tâm, cửa hàng giới thiệu, bán sản phẩm OCOP gắn với các trung tâm, điểm du lịch

                     + Trang Web của Chương trình OCOP

                     + Tham gia các hội chợ; hội chợ sản phẩm OCOP, kết nối thị trường.