mật ong Trường Xuân
MẬT ONG TRƯỜNG XUÂN
Trường Xuân là xã miền núi ở phía Tây thuộc huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình có diện tích tự nhiên 15.590,32 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 12.380 ha, rừng trồng 2.010 ha bao gồm keo, tràm, bạch đàn, còn lại là đất sản xuất nông nghiệp và sông, suối, ao, hồ, núi đá vôi, đặc biệt có 126 ha rừng phòng hộ, khu di tích tâm linh núi Thần Đinh, có chùa Kim Phong, đây là nguồn cung cấp nguồn hoa quanh năm cho nghề nuôi ong lấy mật ở xã Trường Xuân.
Xã Trường Xuân thành lập năm 1981, có hai dân tộc Kinh và Vân Kiều sinh sống. Thời điểm mới thành lập người dân rất đói nghèo chỉ biết đốt rừng làm rẫy, đốn củi đốn than, người dân di cư nay đây mai đó, cuộc sống đói nghèo luôn rình lập, đất bạc màu, đồi núi trọc cây, người dân làm ăn tự phát mạnh ai nấy được. Đến năm 1991, có dự án 327 “phủ xanh đất trống đồi núi trọc bảo vệ rừng” được tuyên truyền, người dân ý thức việc làm có ích nên hăng hái tích cực nhận khoán trồng rừng, bảo vệ rừng, rừng lên xanh tốt ong về làm tổ, người dân đi lấy mật ong rừng về làm thuốc chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe, bán ra thị trường lấy tiền mua gạo nuôi sống gia đình và cho con ăn học. Từ đó, nhận thấy mật ong có giá trị có thể thay thế các loại thực phẩm khác như đường, sữa,..và cho thu nhập thế là bà con thuần phục đưa về nuôi ở hộ gia đình, nhưng con ong là bản năng tự nhiên đi lấy mật không thể nuôi nhốt được nên chúng bỏ đàn bay đi. Đến năm 1999, được dự án “Trung tâm phát triển dịch vụ nông thôn” tập huấn đào tạo kỹ thuật cho 07 hộ nuôi ong lấy mật, nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật các hộ nuôi cho năng suất sản phẩm mật ong có chất lượng bán ra thị trường. Năm 2006, được dự án “An toàn lương thực” hỗ trợ tập huấn nâng cao đào tạo khuyến nông viên và cung cấp ong giống có chất lượng cho 40 hộ trong xã và từ đó thành lập câu lạc bộ nuôi ong xã Trường Xuân.
Đến năm 2016, được sự hỗ trợ của Dự án “Phát triển nông thôn bền vững vì người nghèo” đã thành lập 02 Tổ hợp tác nuôi ong, thấy việc thành lập Tổ hợp tác có nhiều lợi thế hơn sản xuất nhỏ lẻ, mua chung vật tư đầu vào rẻ hơn và liên kết bán sản phẩm đầu ra được nhiều hơn nên các thành viên bàn bạc thống nhất thành lập Hợp tác xã vào tháng 12/2017. Qua gần 20 năm trong nghề nuôi ong, các thành viên có kinh nghiệm trong nghề, tự tách đàn tạo chúa, biết khai thác mật, bảo quản đúng quy trình. Từ đó, mật ong Trường Xuân được nhiều người biết đến không chỉ trong huyện, tỉnh mà còn đưa ra các thị trường khác như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh…
Đến Trường Xuân là biết đến núi Thần Đinh có chùa Kim Phong, truyền thuyết ngày xưa rằng trên đỉnh Thần Đinh có giếng tiên, hàng ngày các nàng tiên trên trời xuống tắm ở giếng và muôn loài muôn thú đến đây uống nước, vì thế mà các loài động thực vật ở đây rất phong phú đa dạng, cây cối xanh tốt quanh năm, nước ở giếng tiên vào mua khô vẫn chảy nước trong vắt. Và cách đây 400 năm, vua Hàm Nghi ra Bắc lánh nạn đã dừng chân nghỉ lại ở núi Thần Đinh, nên núi có chùa và miếu, độ cao của núi cách mặt nước biển hơn 400m, phải bước 1.200 bậc đá mới lên được chùa và giếng tiên. Vì vậy, người dân ở đây rất quan niệm uống được nước giếng tiên trên núi sẽ giảm bớt các bệnh tật, tiếng lành đồn xa, khắp mọi nơi lên giếng tiên xin nước về chữa bệnh nhiều nhất vào mùa lễ hội chùa Kim Phong từ mồng 2 Tết âm lịch cho đến hết tháng Giêng, mỗi ngày có khoảng 10.000 khách đi lễ chùa và xin nước giếng tiên trên núi. Vì vây, lợi thế của xã Trường Xuân có điểm du lịch tâm linh núi thần Đinh, lễ hội chùa Kim Phong, và có nhiều rừng lắm núi, nên việc phát triển nghề nuôi ong lấy mật là một hướng đi cho bà con hai dân tộc Kinh và Vân Kiều xóa được hộ đói, giảm được hộ nghèo, kinh tế phát triển mang lại ấm no hạnh phúc cho mọi nhà và khuyến khích được người dân trồng rừng, bảo vệ rừng, bảo vệ tài nguyên mà thiên nhiên ban tặng, là sự sống cho con ong cần mẫn ngày ngày đi tìm hoa lấy mật. Nhiều người hỏi rằng vì sao mật ong ở đây có màu sắc khác ở nhiều nơi khác, khâu quan trọng khi khai thác mật phải đủ độ vít nắp đều, nếu khai thác mật sớm chưa vít nắp nhiều, mật tỷ lệ nước trong mật sẽ cao, nhưng nếu khai thác mật quá muộn mật ong có màu nâu đen và yếu tố quan trọng nhất là nguồn hoa của mỗi vùng miền khác nhau nên chất lượng cũng như màu sắc, hương vị cũng khác nhau. Nhiều người mua dùng còn cho rằng con ong uống nước ở giếng tiên, lấy hoa ở cây hút nước giếng tiên nên mật ong ở nơi đây chữa bệnh tốt hơn ở những nơi khác. Thế là một đồn mười, mười đồn trăm nên mật ong hiện tại ở đây khai thác ra bao nhiêu tiêu thụ hết bấy nhiêu.
Để khách hàng nhận biết mật ong ở Trường Xuân có màu vàng cánh gián đặc quoánh, có độ kết dính cao, khi nhấm có vị ngọt đậm khơi khé ở cổ, mùi thơm nhẹ đặc trưng của nhiều loài hoa, vị ngọt nhưng không ngấy, vì mật ong là sự kết hợp của nhiều loài hoa tự nhiên nên có chứa rất nhiều vitamin khác nhau mà con ong tôi luyện thành mật ong con người không thể sản xuất được. Vì vậy, mật ong có tác dụng bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lực, tăng tuổi thọ người già, người mới ốm dậy, trẻ em chậm lớn, có tác dụng hỗ trợ chữa các bệnh hô hấp, tuần hoàn, viêm họng, viêm dạ dày, đại tràng, đặc biệt công hiệu chữa bệnh viêm loét dạ dày, đường ruột, thành tá tràng, người thừa mỡ, béo phì sử dụng mật ong rất hiệu nghiệm, sử dụng mật ong thường xuyên giúp giãn nở mạch máu, chống xơ vữa động mạch và dùng tốt cho mọi lứa tuổi, uống trực tiếp hoặc pha với nước ấm, uống vào buổi sáng sớm lúc mới ngủ dậy và buổi tối trước lúc đi ngủ. Mật ong còn làm mặt nạ dưỡng da tuyệt hảo có tác dụng làm sáng da, làm sạch mụn trứng cá, tàn nhang, sử dụng trực tiếp từ 5-8gr lần thoa lên da mặt vào buổi tối để bảo vệ làn da, sau 15-20 phút rửa lại với nước sạch hoặc trộn với tinh bột nghệ, tinh bột trà xanh làm mặt nạ dưỡng da rất tốt, an toàn khi sử dụng, không sợ bị dị ứng mà giá thành lại rẻ hơn rất nhiều so với các loại mặt nạ dưỡng da khác trên thị trường hiện nay.
Để tránh mua hàng giả, hàng kém chất lượng, xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ: HTX sản xuất kinh doanh dịch vụ ong Trường Xuân, thôn Quyết Thắng, xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
Số điện thoại: 085.660.9451
“Mật ong Trường Xuân – một giọt vàng cho cả làng sức khỏe!”