Mật ong Thanh Hóa
Nuôi ong lấy mất là một nghề có từ lâu đời của ông cha ta đời trước, của nhân dân nói chung và của nhân dân vùng Thanh Lạng, xã Thanh Hóa nói riêng
Các hộ gia đình nuôi ong trước đây mang tính chất nhỏ lẻ và tự phát, sản phẩm chủ yếu thu được để dùng trong gia đình. Thu nhập của người nuôi ong không đáng kể. Nuôi theo thú vui, theo sở thích của từng người, thành phần nuôi chủ yêu là những người già đã có tuổi hoặc những người đã nghỉ hưu.
Ngày nay do điều kiện kinh tế xã hội phát triển, cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao, mật ong trở thành thực phẩm cần thiết cho nhu cầu sử dụng hằng ngày của con người. Theo đó nghề nuôi ong cũng phát triển nhiều hơn và nhanh hơn, quy mô nuôi cũng được mở rộng. Thành phần nuôi đa dạng hơn, có cả thanh niên, phụ nữ cũng tham gia, thậm chí là đồng bào dân tộc thiểu số, ai cũng cố gắng để được xóa đói giảm nghèo, đưa cuộc sống của mình lên mức đủ ăn và tiến tới làm giàu.
Riêng ở vùng Thanh Lạng, xã Thanh Hóa từ năm 1916-1917 trở lại đây và đặc biệt từ khi có hỗ trợ của dự án SRDP hỗ trợ người nghèo và cận nghèo phát triển, các ngành nghề kinh tế tiến tới từng bước xóa nghèo, cuộc sống người dân ngày một được cải thiện, họ tập trung làm giàu và nghề nuôi ong lấy mật được nhiều người lựa chọn. Trước đây nuôi nhỏ lẻ thì ngày nay người dân tập trung lại thành các tổ, hộ, hợp tác nuôi ong lấy mât. Người dân được tập huấn kỹ thuật nuôi và chăm sóc phát triển đàn ong, đến nay thành lập 6 tổ hợp tác nuôi ong lấy mật.
Do được tập huấn về kỹ thuật nuôi và chăm sóc đàn ong tố nên năng suất mật đạt được rất cao. Trước đây khi thu hoạch mật người dân dùng dao cắt tầng và vắt lấy mật làm hại đến đàn ong rất nhiều. Ngày nay dùng thùng quay ly tâm nên không hại đến ong non, cho đàn ong phát triển tốt hơn, mật ong được đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hơn. Sản lượng mật ong đạt được hàng năm từ 3-4 tấn, được đóng chai thuy tinh 700ml, tiêu thụ chủ yếu ở thị trường Quảng Bình, Hà Tĩnh, một số huyện của tỉnh Nghệ An. Đặc biệt năm nay lượng mật ong trong hợp tác xã được các đại lý phân phối cho các cơ sở chăm sóc sắc đẹp, spa, thẩm mỹ viện ở các thành phố lớn.
Do nhu cầu thị trường và xã hội đời sống của người dân được nâng lên tầm cao mới mật ong trở thành thực phẩm thiết yếu chăm sóc sức khỏe hằng ngày cho mọi gia đình.
Giai đoạn 2020 - 2025 Hợp tác xã chúng tôi sẽ mở rộng quy mô nuôi ong từ 270 đàn hiện nay lên 400 đàn vào mùa khai thác mật năm 2022 và 600 đàn vào năm tiếp theo. Mở rộng quy mô sản xuất, phát triển thêm các thành viên mới từ 21 thành viên lên 35 thành viên vào năm 2022.
Lấy nghề nuôi ong làm nghề phát triển kinh tế trọng điểm của các thành viên trong hợp tác xã. Đưa nền kinh tế HTX lên tầm cao mới sánh vai với các vùng miền.
Tản mạn về nghề nuôi ong một chút!
Là người trực tiếp nuôi ong chăm sóc đàn ong chúng tôi nhận thấy trong một đàn ong có tổ chức rất cao và nhiệm vụ rõ ràng. Có 3 thành phân ong chính là: Ong chúa có chức năng nhiệm vụ chính là đẻ trứng; ong đực làm nhiệm vụ vệ sinh thụ tinh cho ong chúa và ong thợ chuyên làm nhiệm vụ xây tổ, lấy mật và phấn hoa, nước về làm mát cho tổ vào những ngày nắng nóng. Dân ta có lời hát ru dạy con cái:
“Con ong làm mật yêu hoa
Con cá bơi trong nước….”
Để răn dạy con cái phải biết yêu thương, đoàn kết, bảo vệ và giữ lấy môi trường song của mình. Nếu conm ong không có hoa, con cá không có nước thì làm sao những sinh vật này sống nổi để làm nên mật ngọt cho đời!