Trình diễn kỹ thuật dây chuyền sấy nông sản công nghệ cao

Ngày 04-8, Trung tâm Khuyến công và xúc tiến thương mại, Sở Công thương phối hợp với Công ty Cổ phần chế biến nông sản TAMICO tổ chức Hội nghị mô hình trình diễn kỹ thuật dây chuyền sấy nông sản công nghệ cao. Tham dự hội nghị có lãnh đạo Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và PTNT, đại diện lãnh đạo các huyện, thành phố trong tỉnh, các đơn vị trực thuộc có liên quan.

Quảng Bình là tỉnh có nhiều tiềm năng về sản xuất chế biến các loại nông sản như dứa, lạc, ngô… Tuy nhiên do các mô hình sản xuất đang theo hộ gia đình chiếm đa số, hình thức manh mún, thủ công nên các sản phẩm từ trồng trọt bán ra thị trường còn ở dạng thô, chưa qua sơ chế nên giá thành thấp ảnh hưởng đến chính người dân. Với mong muốn lại lợi nhuận ổn định cho bà con nông dân trong tỉnh, tránh tình trạng được mùa mất giá, hướng tới việc sản xuất theo tiêu chuẩn Viet GAP với những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời bảo vệ môi trường, truy nguyên nguồn gốc sản xuất. Trung tâm Khuyến công và xúc tiến thương mại đã phối hợp với Công ty TAMICO xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật dây chuyền sấy nông sản công nghệ cao theo đề án của Khuyến công quốc gia năm 2020. Đến nay, các thống số, tiêu chí kỷ thuật đã đạt được như đề án đề ra, máy móc thiết bị vận hành ổn định, có thể đưa vào sản xuất chính thức.

Tổng chi phí đầu tư dự án khoảng 70,4 tỷ, trong đó Khuyến công quốc gia hỗ trợ 01 tỷ đồng. Với quy mô đầu tư tương đối lớn và sản xuất công nghệ mới, việc xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật dây chuyền sấy nông sản công nghệ cao tại đơn vị là hết sức cần thiết và phù hợp với tình hình nông sản tỉnh ta hiện nay.

Nông sản sau khi thu hoạch, các đại lý thu mua sẽ chuyển thẳng Công ty TAMICO, tại đây nông sản sẽ được sàn lọc đất đá, rác đến rửa, làm sạch sau đó chuyển về nhà máy, nông sản sẽ được cân đo bằng hệ thống cân điện tử 80 tấn sau đó sẽ đưa vào sấy, phân loại sản phẩm, đóng gói thành phẩm.

Hiện nay, tỷ lệ thất thóa sau thu hoạch từ 40-45% thì việc đầu dư dây chuyền sấy nông sản là yêu cầu cấp thiết, mang tính liên tục, lâu dài. Dự án thành công sẽ giải quyết công ăn việc làm cho một lực lượng lao động lớn trên địa bàn, cung cấp các sản phẩm nông sản chất lượng, đảm bảo quy định về an toàn về sinh thực phẩm cho thị trường…

Nguồn: Ban biên tập Bản tin Nông nghiệp.

Tỉnh Quảng Bình tham gia gian hàng trưng bày nông sản trong hội nghị Triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ

Tỉnh Quảng Bình tham gia trưng bày các sản phẩm OCOP tại Hội chợ - Triển lãm giống, nông nghiệp công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh

Tỉnh Quảng Bình tham gia Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022

Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình OCOP năm 2022